Yến sào là gì? Có mấy loại yến sào? Trẻ em thích hợp với loại yến sào nào?
Tại Việt Nam, yến sào cũng chỉ có ở PHú Yên, Quảng Bình nhưng nổi tiếng nhất là yến Nha Trang, Khánh Hòa – Đây là nơi cho trữ lượng yến đảo tự nhiên lớn nhờ áp dụng được công nghệ di đàn, kinh doanh, hoạt động theo sự quản lý của nhà nước. Yến sào Khánh Hòa cho trẻ em được chia làm 3 loại: yến trắng, yến hồng và yến huyết, đều là tổ của 1 loại chim nhưng bị biến đổi màu sắc do vị trí làm tổ giàu sắt, khoáng chất và máu của chim yến khi nhả nước bọt làm tổ. Màu càng đậm giá trị dinh dưỡng càng cao, trẻ em dùng được cả 3 loại yến sàonày nhưng chỉ nên dùng yến Khánh Hòa tự nhiên để đảm bảo an toàn.
Nghiên cứu khoa học gắn liền với tác dụng của yến sào Khánh Hòa cho trẻ nhỏ
Trả lời báo Vnexpress ngày 30/01/2013 PGS.TS Ngô Đăng Nghĩa, Viện Công nghệ sinh học và môi trường, Đại học Nha Trang nói: Những chất trong yến sàokích thích phân chia phát triển tế bào, thúc đẩy sự phát triển mô và tái sinh mô mới, do đó, yến sàocó sơ sở khoa học để điều trị các bệnh liên quan đến tế bào, bệnh về da, trẻ hóa da. Ngoài ra cho trẻ ăn yến sào đúng cách còn có tác dụng tăng cường sự phát triển của tế bào giúp cơ thể phục hồi nhanh sau 1 thời gian bị ốm, mỏi mệt hay chấn thương, với trẻ suy dinh dưỡng kém ăn dùng yến rất tốt, làm xương phát triển nhanh, chắc hơn, tang sức đề kháng, ức chế tế bào virut cúm. Nhưng với bé dưới 1 năm tuổi thì dùng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và tốt nhất cho bé.
Tuy nhiên nếu con bị gầy ốm, hay chậm phát triển thì từ 7 tháng tuổi, mẹ dùng yến cho con sẽ là lựa chọn đúng đắn để bổ sung protein, axit amin cùng nhiều vi lượng quý mà cơ thể bé không hấp thu đủ từ nguồn sữa hay đồ ăn dặm. Vì tác dụng yến sào với trẻ nhỏ quá tốt nên nhiều ba mẹ thương con lại thường xuyên cho con ăn yến sào, tuần ăn 6 – 7 lần (trung bình ngày/lần) dẫn đến thừa chất, con không thể hấp thu được hết dinh dưỡng của yến sào.
Chuyên gia dinh dưỡng chỉ dẫn cách chế biến và liều lượng yến sào thích phù hợp với trẻ từ 7 tháng tuổi
Các bước làm sạch yến sàomới mua về
Cách làm sạch: Ngâm yến sàovào chậu nước sạch từ 1,5 – 2,5 tiếng, khi thấy yến sàonở đều thành sợi tơi thì vớt ra để ráo nước. tinh chế thì ngâm 15 – 20 phút, sợi yến mềm thì vớt ra ráo nước. Yến ráo nước lấy nhíp nhỏ gắp hết tạp chất, lông, bụi bẩn trên tổ yến, tiếp tục cho vào rây đặt trong thau nước sạch rửa lại trước khi chế biên. Đây là cách làm sạch tốt nhất, giúp yến giữ nguyên được chất dinh dưỡng ngâm chanh hay giấm đều là phương pháp sai, phản khoa học. Dụng cụ chuẩn bị: (Hình ảnh Nhíp, dụng cụ lọc, chậu nước sạch, đĩa đựng yến ) Đã đành, yến sào là loại thực phẩm cao cấp, nhưng việc lạm dụng yến sào trong việc bồi bổ cho con sẽ gây biếng ăn, và một số triệu chứng khác nếu sử dụng không đúng cách. Chị Nhật Minh, ở Bạch Đằng, Hà Nội, đưa con đi khám ở bệnh viên Nhi Trung Ương vì con chị biếng ăn. Nhìn con chị bụ bẫm, ai cũng bảo chị khéo chăm con thế. Nhưng ít ai nghĩ được rằng con chị biếng ăn, mỗi khi ép con ăn, chị như đánh vật với con suốt 3 tiếng đồng hồ mà bát cháo mới vơi đi một nửa. Xót con, cứ có ai mách gì là chị liền áp dụng ngay cho quý tử nhà mình nhưng hai năm con chị vẫn giữ nguyên tình trạng, ngày càng lười ăn hơn. Đến khi bác sỹ thông báo con chị bị chứng biếng ăn do ăn quá nhiều yến sào. Chị mới ngã ngửa. Khi còn mang bầu, chị đã ăn yến sào để mẹ khoẻ, con khoẻ.
Sau khi sinh, con chị vừa bắt đầu ăn dặm là chị tiếp tục cho con ăn. Càng thấy con ăn ít bột, hay uống ít sữa là chị càng cho con ăn yến sào. Tham khảo trên các diễn dàn, chị thấy rất nhiều mẹ cũng cho con ăn từ bé, nên càng yên tâm. Chị không ngờ, chính chị đã đẩy con mình vào tình trạng biếng ăn. Vì trong yến sào có nhiều chất dinh dưỡng, lại cộng với vị ngọt, khiến bé yêu thích ăn yến sào mà trở nên lười ăn món khác. Trường hợp của chị Hồng, ở Lê Chân, Hải Phòng cũng vì không chịu tìm hiểu kỹ về yến sào mà dẫn tới con chị phải nhập viện. Số là con gái chị mới 5 tuổi, vì sơ sảy khi chơi, cháu bị gãy tay và xây xát nhẹ. Nghe người nhà mách cho con ăn yến sào nhanh phục hồi sức khoẻ. Chị nhờ người thân ở Nha Trang mua hộ, con gái chị vừa nếm đã thích món ăn này, nên bé ăn lấy ăn để. Ăn xong chưa được bao lâu, thì con chị đã kêu đau bụng.
Cả nhà chị hốt hoảng, tưởng con mình ăn phải yến sào giả. Vào bệnh viện, con chị được chuẩn đoán bị rối loạn tiêu hoá do ăn quá nhiều đạm. Dạo một vòng trên các diễn đàn Webtretho hay lamchame dễ nhận thấy topic cho con ăn yến sào được sự quan tâm đặc biệt của chị em. Giá của yến sào không phải là rẻ, đặc biệt là loại tổ huyết yến từ 7 đến 10 triệu đồng/ 100gram. Thông thường các bà mẹ hay sử dụng nước yến sào lọ 70ml cho các bé với giá: 38 000đồng/ 1lọ.
Các loại yến sào hiện nay
Yến quan (trắng, chất lượng tốt, tổ nặng từ 10 – 12 g)
Yến thiên (nhỏ, xanh nhạt hay vàng nhạt)
Yến địa (nhỏ, hình thức xấu, xám hay lục nhạt).
Cũng có thể chia ra 3 loại như sau: Mao yến (tổ làm lúc đầu để đẻ trứng, chứa nhiều lông, sần sùi như xơ mướp, cứng mà giòn); bạch yến (tổ làm lại sau khi mao yến bị lấy mất, màu trắng tinh, nửa trong suốt); huyết yến (là loại quý và hiếm nhất, chứa các sợi xơ màu đỏ được xem là máu của yến lẫn với nước dãi). Đã đành, yến sào là loại thực phẩm cao cấp có nhiều chất bổ dưỡng, từng được dùng trong bữa yến tiệc của vua chúa thời phong kiến.
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin quan trọng, giúp thúc đẩy quá trình sinh trưởng hồng cầu, chống lão hoá. Giàu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Trong các tài liệu đông y, yến sàocó tác dụng: dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn, được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm, da khô nóng, tim đập nhanh...
Để sử dụng, yến sào qua quá trình làm sạch vất vả: dù là để làm thuốc hoặc làm món ăn, đều phải lưu ý ngâm yến sàokhoảng hai giờ vào một lượng nước ấm gấp mười lần thể tích của nó cho các sợi nở tơi ra, nhặt bỏ tạp chất và lông chim.
Tiếp đó, trộn đều sợi yến với dầu đậu phộng để tách những lông tơ còn sót lại, dùng nước ấm rửa nhiều lần cho sạch dầu.Lưu ý: Khi đã làm thật sạch, yến sào mới được dùng làm thuốc hoặc chế biến thành các món ăn bổ dưỡng. Nhà khoa học Kong Yun Cheng của Trường Đại học Hồng Kông đã chứng minh điều này khi phân tích thành phần hóa học của một tô xúp yến. Kết quả cho biết mặc dù có một số chất glyco-protein hòa tan trong nước, có khả năng tăng cường quá trình phân chia tế bào trong hệ miễn dịch nhưng đã bị phá hủy trong quá trình làm sạch. Do đó, xúp yến thực tế có giá trị dinh dưỡng thấp.
Cẩn trọng tránh mang con ra thí nghiệm hàng giả - kém chất lượng
Tại các chợ đầu mối, các sạp đồ khô, cửa hàng quần áo, hàng lưu niệm, quán cà phê... yến sào xuất hiện nhan nhản. Và hầu hết các yến sào giá rẻ là hàng giả làm từ bột, rau câu, rong biển và hóa chất rất độc hại để kết dính. Khi người tiêu dùng mua phải hàng giả sử dụng sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm tới sức khoẻ nhất là trẻ em. Theo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng: “Đối với người khỏe mạnh hoặc trẻ em, có thể thỉnh thoảng dùng yến sào như một thực phẩm cung cấp chất đạm. Tuy vậy, không ăn một lúc nhiều hơn 100g yến và cũng không nên ăn thường xuyên mà nên thay đổi với các thức ăn giàu đạm khác như thịt, cá, trứng, sữa, đậu hũ…
Phân biệt yến sào thật giả:
Sau khi nấu, sợi yến sào thật vẫn giữ nguyên hình dáng, trong suốt; trong khi hàng dỏm thường bị tan nhão, đóng cục. Riêng các loại yến sào huyết, yến hồng giả sẽ bị ra màu hoặc mất màu khi ngâm nước hoặc đem chưng cách thủy. Cũng theo giới am hiểu thị trường yến sào, do thành phần yến sàosào giả không có từ tự nhiên nên để không thay đổi hình dáng, màu sắc, chúng thường được nhuộm màu công nghiệp, tẩm hóa chất kết dính và hóa chất bảo quản rất độc hại khi sử dụng. Vì vậy, khi mua yến sào, người tiêu dùng chỉ nên chọn sản phẩm có dán nhãn thương hiệu, địa chỉ của đơn vị sản xuất và phân phối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét